Truyền thuyết Quốc tổ Hùng Vương
25/09/2016
1134

TRUYỀN THUYẾT QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

 vuahung Tiểu sử: Hùng Vương là tên gọi chung 18 đời vua Hùng trong họ Hồng Bàng (2879 - 258 trước Công nguyên). Nếu tính cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân thì có tất cả 20 đời vua trong họ Hồng Bàng.
   Theo truyền thuyết, Đế Minh là cháu 3 đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến dãy núi Ngũ Lĩnh gặp một nàng Tiên (Vụ Tiên), lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Sau Lộc Tục nối ngôi lên làm vua (vào năm 2879 trước Công nguyên), xưng đế hiệu là Kinh Dương Vương và lấy Quốc Hiệu là Xích Quỉ. Cổ sử Việt ghi chép, Lộc Tục là vị vua đầu tiên của Việt Nam.
 
Kinh Dương Vương kết hôn với Long Nữ (con gái của Động Đình Quân) sinh ra con trai tên là Sùng Lãm. Sau khi lên ngôi vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ (con gái của vua Đế Lai) sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả nối ngôi cha, xưng là Hùng Vương.
Hùng Vương đứng đầu nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng giúp việc. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân. Con trai Hùng Vương lấy tên là Quan Lang, con gái tên là Mỵ Nương. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời.
Công đức:  Các vị vua Hùng có công lập nên nước Văn Lang, tức là nước Việt Nam ngày nay, nên được gọi là Quốc Tổ Hùng Vương. Dưới thời đại Hùng Vương, dân tộc ta rất tiến bộ, có tinh thần dân bản và đoàn kết. Quốc Tổ Hùng Vương dạy cho dân chúng biết cách đúc đồng, đúc sắt để chế tạo ra đồ dùng, làm dụng cụ sản xuất nông nghiệp, binh khí v.v...
Đền thờ: Tọa lạc trên núi Ngũ Lĩnh thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Ngày Giỗ Tổ: Mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3”
ST
Các tin khác